Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Nghiên cứu phân lập và chuyển gen liên quan đến tính chịu hạn vào giống lúa ở Việt Nam.: Luận án TS. Sinh học

- Trình tự mã hóa OsDREB1A kích thước 720 bp đã được phân lập thành công và giải trình tự từ DNA tổng số của giống Cườm Dạng I và cDNA của giống Mộc Tuyền; trình tự mã hóa OsDREB2A kích thước 825 bp đã được phân lập thành công và giải trình tự từ cDNA giống Cườm Dạng I. Tạo được 04 cấu trúc vector chuyển gen: Ubi:OsDREB1A, Ubi:OsDREB2A, Lip9:OsDREB1A và Lip9:OsDREB2A làm vật liệu phục vụ công tác tạo giống cây trồng chịu hạn theo định hướng chuyển gen. - Khả năng tạo callus và khả năng tái sinh chồi từ callus của tập đoàn giống lúa trồng ở Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ cả hai yếu tố giống và môi trường. Có 05/47 giống lúa (LP-5M, IR80416-B-152-4, YUNLU103-1B, Nếp Khau Để Đỏn và Chành Trụi) có tỷ lệ tạo callus lớn hơn 75% trên môi trường MS có bổ sung 2,4D. Có 05/26 giống lúa (LUYIN46, IR80416-B-152-4, LHY-4, YUNLU103-1B và Chành Trụi) có khả năng tái sinh chồi từ callus đạt trên 70% trên môi trường MS có bổ sung 2mg/l BAP và 0,5mg/l kinetine. Chành trụi là giống duy nhất trong nghiên cứu có khả năng tiếp nhận gen lạ và quy trình chuyển gen đã được thiết lập thành công với tỷ lệ xấp xỉ 15% cho giống lúa này. - Các vector biểu hiện Ubi:OsDREB1A, Ubi:OsDREB2A, Lip9:OsDREB1A và Lip9:OsDREB2A đã được chuyển thành công vào giống lúa Chành Trụi. Thu được 54 dòng chuyển gen độc lập ở thế hệ T0, 17 dòng cây đồng hợp tử ở thế hệ T1. - Kết quả sàng lọc kiểu gen và đánh giá kiểu hình đã xác định được 04 dòng Chành Trụi chuyển gen đồng hợp đã duy trì đến thế hệ T3 (L3 và L5, cấu trúc Lip9:OsDREB1A; U1 và U4, cấu trúc Ubi:OsDREB1A) có kiểu hình gần tương đồng với cây đối chứng và có khả năng phục hồi, kết hạt (tỷ lệ hạt chắc đạt 13,33 - 20%) sau 03 tuần ngừng cung cấp nước. Kết quả nghiên cứu biểu hiện (sqRT-PCR và qRT-PCR) cũng cho thấy OsDREB1A và một số gen chỉ thị chịu hạn (DIP, SALT) ở cây chuyển gen đều được tăng cường biểu hiện trong điều kiện hạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét