Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Phương pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu tâm lý học

Tâm lý học là một khoa học bao gồm nhiều chuyên ngành tâm lý học khác nhau với nhiều lý thuyết xây dựng khác nhau. Mỗi một học thuyết, lý thuyết, trường phái xuất hiện đều có những lý do, mang cội nguồn lịch sử riêng với những ưu điểm, mặt mạnhcùng những khiếm khuyết của nó, điều chúng ta có thể tìm thấy trong các giáo trình viết về lịch sử tâm lý học.
Giáo trình Phương pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu tâm lý họclà cuốn sách dành cho các học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tâm lý học tiếp tục đi sâu thêm về những vấn đề lý luận và phương pháp luận của tâm lý học và các phương pháp nghiên cứu tâm lý học thường được sử dụng trong các công trình nghiên cứu thực tiễn, phần nào giúp cho các học viên thuận lợi hơn trong việc triển khai các nghiên cứu, hỗ trợ các học viên trong tiến hành viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tâm lý học.

Chế độ ốm đau trong luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật

Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm trên thế giới, và cho tới nay, bảo hiểm xã hội đã trở thành công cụ hữu hiệu mang tính nhân văn sâu sắc để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống cũng như trong quá trình lao động. Vì vậy, bảo hiểm xã hội ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế Nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước.

Chế độ hưu trí trong quy định Luật Bảo hiểm xã hội - Thực trạng tại thành phố Hà Nội

Như chúng ta đã biết bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay sức lao động không được sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.


Bảo hiểm xã hội đã trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền cơ bản của con người, đúng như trong “Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc” đã nêu: “Mọi quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, không phân biệt giàu hay nghèo đều phải thực hiện các chế độ về bảo hiểm xã hội” [26]. Chế độ hưu trí là một trong những chế độ quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội, góp phần quan trọng làm cho xã hội được ổn định.Qua một thời gian dài tổ chức thực hiện, chế độ hưu trí cùng các chế độ bảo hiểm xã hội khác đã đảm bảo đời sống cho người lao động, tạo điều kiện cho họ yên tâm lao động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ vững ổn định chính trị xã hội.

HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO CÁN BỘ ĐOÀN TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY

Đề tài đã phân tích và hệ thống hóa các khái niệm khoa học về cán bộ đoàn, một số khái niệm về công tác xã hội, kỹ năng CTXH để từ đó khái quát hóa khái niệm kỹ năng Công tác xã hội của người cán bộ Đoàn. Trên cơ sở đó đi đến khẳng định vai trò của CTXH và việc bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn. Đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội và có thể sử dụng để tham khảo, ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn thuộc các địa phương khác trong cả nước.

Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam : thực trạng và giải pháp : Luận văn ThS. Kinh tế

Đề tài tập trung nghiên cứu tình trạng đói nghèo ở Việt Nam trong tiến trình tăng trưởng kinh tế từ năm 1991 đến nay. Vấn đề nghèo đói có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, song luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ kinh tế chính trị.

Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Thế Xương : Luận văn ThS. Văn học:

Thơ Tú Xương được đánh giá là đặc sản của quê hương Nam Định nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung. “Ăn chuối ngự, đọc thơ Tú Xương” là truyền ngôn tự hào của người dân thành Nam về quê hương mình. Có thể nói, Tú Xương là người đã tạo ra những biến đổi quan trọng trong văn chương nhà nho cuối thế kỉ XIX. Tú Xương là nhà thơ được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu, với số lượng bài viết phê bình tương đối nhiều.

 Đa phần các công trình nghiên cứu tập trung khai thác ở khía cạnh trào lộng, nghệ thuật trào phúng, yếu tố trữ tình, tính hiện đại... Cũng đã có công trình nghiên cứu và khảo sát thơ Tú Xương một cách hệ thống để tìm ra nét hiện đại trong thơ ông nhưng đều chưa thể hiện được dòng chảy liền mạch từ nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử đến nhà nho thị dân. Khái niệm nhà nho thị dân được gọi tên lần đầu ở luận án Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam của Đoàn Hồng Nguyên. Có thể nói, nhà nho thị dân là loại hình nhà nho mới xuất hiện khi xã hội đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Do vậy việc đặt Tú Xương trong cái nhìn tổng quan theo chiều lịch đại của văn chương nhà nho, cũng như soi sáng dưới góc nhìn văn hóa buổi đầu giao thoa đông- tây, của môi trường bước đầu đô thị hóa tiền tư bản sẽ quán chiếu toàn diện về tư tưởng và tâm hồn của nhà nho thị dân này. Chúng tôi chọn đề tài Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương với mong muốn nhìn nhận Tú Xương trong mạch văn học trung đại, đã có những yếu tố khác lạ so với văn học truyền thống, chứ không chủ ý áp đặt quan điểm, cái nhìn hiện đại để tìm ra nét hiện đại trong thơ ông. Trong dòng văn học trung đại, Tú Xương là nhà nho thị dân đầu tiên, nên tư tưởng và tâm hồn có những nét đặc biệt, hứa hẹn sự khám phá thú vị. 

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Tư duy xã hội học của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức xã hội và xã hội hoá cá nhân : Đề tài NCKH

Trình bày quá trình hình thành tư duy xã hội học của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đi sâu phân tích một cách có hệ thống những tư duy mang tính xã hội học của Người về hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đó là: tổ chức xã hội và xã hội hoá cá nhân; Góp phần xây dựng một xã hội công nghiệp, hiện đại, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta cho tương lai.


Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy ở Đại học quốc gia Hà Nội : Luận văn ThS. Tâm lí học

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thái độ phòng ngừa nghiện ma túy. Làm rõ thực trạng thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy ở trường ĐH QG- HN (Đại học quốc gia Hà Nội). Đề xuất kiến nghị nhằm giúp sinh viên có thái độ cự tuyệt với ma tuý góp phần thực hiện hoạt động phòng ngừa nghiện ma tuý ở trường học và cộng đồng.



Phân tích kết quả Pictogram ở nhóm bệnh nhân trầm cảm : Luận văn ThS. Tâm lý học

Đề xuất quy trình tiến hành và phân tích kết quả Pictogram trên cơ sở nghiên cứu phân tích phương pháp Pictogram và các kết quả thực nghiệm của bệnh nhân trầm cảm. Từ  đó  đưa  ra  kiến nghị  về  việc  sử  dụng  phương  pháp  này để  làm phương tiện chẩn đoán và đánh giá bệnh trầm cảm.

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/35438

Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa : Luận văn ThS. Văn học

Luận văn là công trình khảo sát về thơ Nguyễn Khoa Điềm từ góc nhìn văn hoá. Kết quả nghiên cứu của luận văn hi vọng sẽ đem lại một cái nhìn khái quát, đầy đủ hơn về thơ Nguyễn Khoa Điềm, từ đó thấy được những tìm tòi, đổi mới, vận động và phát triển của thơ Nguyễn Khoa Điềm mang đậm sắc thái văn hoá của một vùng miền. Chúng tôi không đặt nhiều tham vọng đưa ra những kiến giải mới khác với nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó mà chỉ vận dụng những thành tựu đã có để đưa ra những đánh giá có tính chất cụ thể bước đầu theo một hướng mới. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một cách tiếp cận mới mẻ giúp ta hiểu thêm về những giá trị nghệ của tác phẩm. Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần khẳng định một hướng nghiên cứu văn học mới nhiều triển vọng đó là từ góc độ văn hoá - văn học, sự giao lưu, giao thoa và ảnh hưởng qua lại để nhìn cho thấu đáo từ nhiều chiều kích, phương diện.

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36820

Người nghèo săn…chuột


http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24666

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Chính sách Ngụ binh Ư Nông" các thời Lý -Trần và Lê Sơ"

Nghiên cứu về tổ chức quân sự trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ TK XI đến TK XV; Trình bày chế độ binh dịch đối với tất cả đinh tráng, tức là vấn đề tổ chức lực lượng vũ trang thường trực và hậu bị; Vấn đề tuyển quân thời bình và động viên thời chiến.


Một số đặc điểm thi pháp tiểu thuyết của Ian Ôtrênasếch : Luận án TS. Văn học

Văn học Pháp, trong ba thập niên cuối thế kỷ XIX, trải qua những biến động quan trọng. Về thơ, nhiều khuynh hướng xuất hiện: Parnasse (Thi Sơn), chủ nghĩa tượng trưng với nhiều sắc thái, từ Rimbaud, Verlaine, đến Mallarmé, Valéry... báo hiệu các khuynh hướng Dada, chủ nghĩa Siêu thực ở đầu thế kỷ XX.

Nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong Thiên Nam ngữ lục : Luận án TS. Ngôn ngữ học

Xác định cơ sở lý luận trong nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng Việt và xác định các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt. Phân xuất, lập danh sách các đơn vị từ vựng trong “Thiên nam lục ngữ” (TNNL). Phân tích, miêu tả được cấu trúc từ vựng trong TNNL về mặt nguồn gốc, thành phần cấu tạo, ngữ nghĩa và phạm vi sử dụng từ dưới nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu những diễn biến từ vựng để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa từ vựng trong TNNL với từ vựng hiện nay.


Quá trình hình thành, phát triển và giao lưu của gốm sứ hizen : Luận án TS. Lịch sử

– Nhờ có tinh thần lao động sáng tạo, đến giữa thế kỷ XVII, hòa nhập với dòng chảy chung của gốm sứ châu Á, gốm sứ Hizen Nhật Bản đã thích ứng được với nhu cầu sử dụng, thưởng thức đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.

– Gốm sứ không chỉ là một ngành sản xuất thủ công nghiệp đơn thuần, mà còn là một ngành kinh tế quan trọng ở Nhật Bản.

Thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! của William Faulkner : Luận án TS. Văn học

Tìm hiểu thời gian trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! của William Falkner là tìm hiểu về hình thức tồn tại của tác phẩm. Vận dụng khái niệm thi pháp này để tiếp cận hệ thống tổ chức và các cấp độ thời gian trong tác phẩm. Thời gian trong tác phẩm của Faulkner là yếu tố nghệ thuật quan trọng, cần tìm hiểu trong toàn bộ cấu trúc chỉnh thể tác phẩm. Faulkner là nhà văn tiếp thu và sáng tạo thời gian trong tiểu thuyết. Từ thông điệp về thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! Faulkner đưa ra quan niệm triết lý về mặt thời gian, triết lý về thân phận con người và triết lý về cuộc đời… Nghiên cứu thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! của Faulkner còn là nghiên cứu về lối cách tân của tiểu thuyết hiện đại. Qua việc tìm hiểu thời gian biên niên và các loại thời gian khác nhau trong từng chương của hai tác phẩm sẽ tìm ra cách hiểu tác phẩm dưới ánh sáng mới. Đồng thời có thể khẳng định vấn đề thời gian trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom!vẫn luôn là sự vẫy gọi đối với những tìm tòi tiếp theo.

Forgiveness and Reconciliation : Psychological Pathways to Conflict Transformation and Peace Building

Anger, hatred, resentment, grudges—when the products of conflict smolder for years, decades, or centuries, the idea of peace may seem elusive and unrealistic. At the same time, people and societies need to move beyond these negative traumatic effects so they can heal. Forgiveness and Reconciliation explores in depth two different yet essential components of this peace-building process.


Unlike most books on the subject, which tend to focus on the individual’s development of forgiveness from a single perspective, Forgiveness and Reconciliation reaches across the spectrum of approaches—socio-psychological, biopsychological, therapeutic, developmental, and spiritual among them—to offer examples of intervention at the individual, community, generational, and national levels. This inclusiveness (and a range of real-world illustrations from U.S. race relations to the Armenian genocide) gives readers access to not only the core issues of forgiveness and the dialogic nature of reconciliation, but also the intersecting psychological and social processes involved as they affect all participants in conflict.

Emotion and the Law : Psychological Perspectives

From questions surrounding motives to the concept of crimes of passion, the intersection of emotional states and legal practice has long interested professionals as well as the public—recent cases involving extensive pretrial publicity, highly charged evidence, and instances of jury nullification continue to make the subject particularly timely. With these trends in mind, Emotion and the Law brings a rich tradition in social psychology into sharp forensic focus in a unique interdisciplinary volume. Emotion, mood and affective states, plus patterns of conduct that tend to arise from them in legal contexts, are analyzed in theoretical and practical terms, using real-life examples from criminal and civil cases. From these complex situations, contributors provide answers to bedrock questions—what roles affect plays in legal decision making, when these roles are appropriate, and what can be done so that emotion is not misused or exploited in legal procedures—and offer complementary legal and social/cognitive perspectives on these and other salient issues:
  • Positive versus negative affect in legal decision making.
  • Emotion, eyewitness memory, and false memory.
  • The influence of emotions on juror decisions, and legal approaches to its control.
  • A terror management theory approach to the understanding of hate crimes.
  • Policy recommendations for managing affect in legal proceedings.
  • Additional legal areas that can benefit from the study of emotion