Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Trung tâm Thông tin -Thư viện với nguồn tin nội sinh

Vài nét về nguồn tin nội sinh của Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN. Những nhận xét về quá trình thu thập, phát triển nguồn tin nội sinh. Một số ý kiến về giải pháp phát triển nguồn tin nội sinh
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23278

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Vai trò của Công đoàn trong công việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam



Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn. Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện vai trò bảo vệ quyền lợi người lao động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/51273

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

- Xây dựng khung lý thuyết phân tích nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tổng kết và làm rõ kinh nghiệm đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam
- Phân tích thực trạng đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đảm bảo an ninh kinh tế cho quá trình hội nhập của Việt Nam đến năm 2025.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Danh hoá trong tiếng Việt hiện đại : Luận án TS. Lý luận ngôn ngữ: 5 04 08

Xác định khái niệm danh hoá, mô tả hiện tượng danh hoá trong mối liên quan với hiện tượng chuyển loại trên các bình diện sự chuyển hoá về ý nghĩa khả năng và phạm vi hoạt động định danh. Mô tả phân tích để đưa ra danh sách các yếu tố danh hóa,...
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34881

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh : TS. Lịch sử Việt Nam 5.03.15

Lần đầu tiên tư tưởng chính trị Nho giáo ở Việt Nam được nghiên cứu như một quá trình gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau, cụ thể luận án đi sâu nghiên cứu tư tưởng chính trị Nho giáo ở hai giai đoạn : Lê Thánh Tông (1460-1497) và Minh Mệnh (1820-1840). 

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Ảnh - Nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử (Qua tài liệu ảnh về kháng chiến chống thực dân Pháp) : Luận án PTS. Lịch sử: 62 22 54 01


Trình bày những vấn đề lý luận, phương pháp sưu tầm, phân loại lựa chọn và phân tích, phê phán tài liệu ảnh với tư cách là một nguồn sử liệu để nghiên cứu về lịch sử nói chung và lịch sử chống thực dân Pháp nói riêng. Thông qua luận án tác giả muốn đề cao vai trò, ý nghĩa của tài liệu ảnh trong nghiên cứu lịch sử.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34953

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Đánh giá tương quan giữa điểm thi đánh giá năng lực và điểm thi trung học phổ thông quốc gia

Nghiên cứu được tiến hành ngẫu nhiên đối với 1549 sinh viên năm thứ nhất đang học tại các Trường thành viên và Khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại Ngữ, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Kinh tế, Khoa Y - Dược). Đây là những sinh viên đã tham gia kì thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQGHN và kì thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia. Kết quả cho thấy có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm thi ĐGNL và điểm thi THPT.

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ của thanh thiếu niên

Bài báo trình bày kết quả khảo sát 170 thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Hà Nội, được chọn mẫu ngẫu nhiên, độ tuổi từ 15-24 về các hành vi nguy cơ của họ khi tham gia giao thông đường bộ bằng các phương tiện xe đạp điện, xe máy điện và xe máy. Thời gian thu thập dữ liệu từ tháng 3-5/2015. Phương pháp nghiên cứu chính là điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: phần lớn thanh thiếu niên có ít hơn 3 lần thực hiện các hành vi nguy cơ trong thời gian 30 ngày gần đây; các hành vi nguy cơ nhiều nhất ở thanh thiếu niên là “sử dụng điện thoại khi lái xe” và “đi sai làn đường”; Có sự khác biệt về hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ giữa các nhóm sinh viên xét theo tiêu chí giới tính, tuổi và loại phương tiện sử dụng.

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Marketing - Hoạt động thiết yếu của các thư viện đại học Việt Nam

Marketing được xem như là công cụ để nâng cao chất lượng của hoạt động thông tin thư viện. Các thư viện đại học Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo và nghiên cứu của nhà trường, đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Để giải quyết vấn đề này mỗi thư viện đại học một chương trình marketing cho riêng mình. Do vậy, bài viết này đề cập đến một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng một chương trình marketing, nghiên cứu thị trường(người dùng tin), phân loại người dùng tin, nhận biết được tiềm lực của bản thân, nhận diện được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và nơi họ muốn sử dụng các dịch vụ đó, phát triển có hiệu quả các phương thức hoạt động và quảng bá hình ảnh thư viện.

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng Internet hiện nay


Khảo sát thái độ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng internet hiện nay thông qua một nghiên cứu trường hợp về việc sử dụng ngôn ngữ trên diễn đàn giải trí Kites.vn, bài viết đã đưa ra những bằng chứng định lượng về thái độ của cộng đồng mạng nói chung đối với những hiện tượng biến đổi ngôn ngữ này. Bài viết cũng chỉ ra những khác biệt thái độ giữa những người vừa sáng tạo vừa tiếp nhận ngôn phẩm (thành viên) với những người chỉ tiếp nhận ngôn phẩm (khách). Bằng những số liệu với độ khác biệt thống kê cao, bài viết cũng cho thấy những tương quan có ý nghĩa giữa giới, tuổi, học vấn và thái độ đối với ngôn ngữ mạng trong khi tần suất sử dụng internet lại không có một ảnh hưởng nào đối với những biến đổi ngôn ngữ ấy.