Đề tài nghiên cứu "Tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực thềm lục địa Đông Nam Việt Nam" được thực hiện thông qua việc phân tích minh giải tài liệu địa chấn nông phân giải cao kết hợp với phân tích thạch học, địa hóa các cột mẫu trầm tích và mẫu trầm tích bề mặt đáy biển đã đưa ra được năm điểm mới của luận án như sau: - Xác lập bốn bề mặt ranh giới tập chính bao gồm SB2, SB1, TS và MFS tương ứng với năm tập trầm tích T1, T2, T3, T4 và T5 và bốn miền hệ thống bao gồm miền hệ thống biển cao-thoái (HST), biển thấp (LST), biến tiến (TST và TST/SST) và biển cao trẻ nhất (HST) trên TĐN giai đoạn Pleistocen muộn-Holocen. - Xác định sự hình thành thành tạo phong hóa cứng (mức độ cao nhất là lớp laterit), sự phát triển của lớp phủ thực vật, và tốc độ hạ xuống chậm của mực nước biển từ thời kỳ đồng vị oxy biển 5 (MIS 5) cho đến cực đại băng hà cuối cùng (LGM) là những nguyên nhân làm cho tập trầm tích T1 có bề dày ~10 m lớn hơn so với tập trầm tích T4 có bề dày ~2-4 m. - Xác định các bậc thềm cổ, cồn cát, sóng cát đáy biển là các di tích của các đới bờ cổ phân bố ở độ sâu 120-100 m; 55-60 m; và 25-30 m hình thành vào các thời kỳ tương ứng 18-15 nghìn năm, 13-11 nghìn năm và 10-9 nghìn năm trước. - Xác định hệ thống dòng chảy cổ của hệ thống Sông Đồng Nai, sông Mekong chảy qua khu vực thềm chuyển tiếp về phía đông, và một số chi lưu địa phương khu vực gần 2 bán đảo Cà Mau chảy về phía Vịnh Thái Lan và ảnh hưởng của độ dốc địa hình chi phối hình thái thung lũng sông cắt xẻ trên khu vực thềm vào thời kỳ mực nước biển thấp. - Xác định quy luật tích tụ trầm tích như sau: tốc độ tích tụ thấp ở đới đỉnh châu thổ (<1 cm/năm), tăng lên ở đới sườn châu thổ (1-10 cm/năm), giảm về phía chân châu thổ-thềm kế cận (<1 cm/năm), và xu hướng vận chuyển trầm tích vùng thềm ven bờ về phía tây nam chiếm ưu thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét