Luận án có những đóng góp mới cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Về phương diện lý luận, luận án đã xây dựng được Khung chẩn đoán tác động tiềm tàng của EVFTA dựa trên cơ sở các lý thuyết hội nhập kinh tế quốc tế, lý luận về FTA và các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FTA. Khung chẩn đoán tác động EVFTA có thể áp dụng để đánh giá tác động tiềm tàng của các FTA khác Việt Nam đang đàm phán hoặc đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực. Về phương diện thực tiễn, luận án đã phân tích được những thay đổi trong thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU về kim ngạch, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu, từ đó phân nhóm hàng hoá và thị trường để giúp Việt Nam có những định hướng phát triển hàng hoá và thị trường với EU trong tương lai. Luận án đã kết hợp các phương pháp định tính, định lượng (mô hình SMART và mô hình trọng lực), các công cụ nghiên cứu khác nhau để chẩn đoán và đánh giá tác động tĩnh cũng như tác động động tiềm tàng của EVFTA đến tổng thương mại, thương mại trong 18 nhóm ngành và 2 nhóm hàng hoá (dệt may và dược phẩm) giữa Việt Nam và EU. Từ đó, luận án đã chỉ ra các các lợi ích, cơ hội và khó khăn, thách thức của EVFTA đến Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vào cơ hội và thách thức theo thị trường, theo ngành, chi tiết đến sản phẩm trong hai nhóm hàng gồm dược phẩm và may mặc và đưa ra các hàm ý hữu ích, thực tiễn cho cả Chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018
Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018
Đổi mới phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF)
Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phương thức của hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cụ thể về các khái niệm cơ bản về đổi mới công nghệ, vai trò của đổi mới công nghệ, nhu cầu và phương thức của hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó nêu lên thực trạng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cũng như kinh nghiệm và chính sách tương đối điển hình của một số nước để áp dụng hỗ trợ cho việc đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp của Việt Nam. Qua quá trình triển khai thực tế của các Chương trình, các Quỹ…, tác giả đã hệ thống thực trạng hoạt động và một số vướng mắc, bất bất cập của các văn bản chính sách đối với ngành Khoa học và Công nghệ nói chung cũng như đối với Quỹ Natif nói riêng. Tác giả đã tập trung phân tích hiện trạng một số hoạt động của quỹ (văn bản, bộ máy, quy trình) bên cạnh đó nêu lên được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Cuối cùng, tác giả đề xuất một số xuất giải pháp về đổi mới phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ để hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mạnh dạn thay đổi tư tưởng và quan tâm đến việc đổi mới công nghệ góp phần nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, dịch vụ, công nghệ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)