Vào cuối năm 1967, nhân dân miền Nam đã đánh bại các đợt phản công trong 2 mùa khô của hơn nửa triệu quân Hoa Kỳ. Trên chiến trường miền Nam, quân đội Viễn chinh đã ở vào ngõ cụt và tướng Westmorland đã hết kế hoạch tác chiến và dư luận Hoa Kỳ cho rằng ông ta không biết làm điều gì hơn là xin tăng viện và tăng viện. Trong khi đó, các chiến dịch ném bom bắn phá miền Bắc của Hoa Kỳ dù đã sử dụng gần 1 ngàn tấn bom đạn mỗi ngày và số bom đạn Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đã tăng từ 300.000 tấn năm 1965 lên 1 triệu tấn năm 1966 và 2 triệu tấn vào năm 1967 nhưng mọi ý đồ của Hoa Kỳ hòng đánh phá miền Bắc đã thất bại. Hoa Kỳ không thể ngăn chặn được chi viện của miền bắc cho miền nam.
Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017
Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017
Dầu thô và khí tự nhiên
Dầu và khí là sản phẩm của quá trình biến đổi vật chất hữu cơ (VCHC) bị chôn vùi, lắng đọng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của một bể trầm tích dưới tác động của nhiều yếu tố, trong đó nhiệt độvà thời gian là các yếu tố vô cùng quan trọng. VCHC ở đây có thể ở dạng phân tán hay tập trung, cùng được lắng đọng và chôn vùi với các vật liệu trầm tích. Trong điều kiện lòng đất, dưới tác dụng của nhiệt độ, VCHC chuyển hóa thành dầu khí theo sơ đồ của Tissot và Espitalie : Dầu lộ thiên được phát hiện từ thời xa xưa ở thành phố Naftalan vùng ngoài Cavcasus và ở Iran dùng để đốt lửa.Năm 1856 ở Bắc Mỹ dầu được dùng làm nguyên liệu y học và chế biến thành dầu hỏa và trở thành một đối tượng văn hóa dân gian “ngọn lửa vĩnh cửu”. Giếng khoan dầu đầu tiên có chiều sâu 20m được khoan ở Oilcreek gần thành phố Pennsylvania, Bắc Mỹ do Edward Drak thực hiện vào năm 1859, từ đó cho đến năm 1900 được gọi là “thế kỷ dầu hỏa”.
Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017
Bảo đảm quyền tiếp cận công lý - một yêu cầu trong việc bảo đảm quyền con người của tòa án
Bảo đảm quyền tiếp cận công lý là một yêu cầu đối với Tòa án trong việc bảo đảm quyền con người. Mục đích quan trọng nhất của tố tụng tư pháp là bảo đảm cho mọi đối tượng trong xã hội có quyền tiếp cận công lý, tiếp cận Tòa án một cách không hạn chế và được xét xử công bằng, trong thời gian hợp lý. Bất bình đẳng về tiếp cận thông tin và các dịch vụ pháp lý đang là rào cản trong việc tiếp cận công lý, bảo đảm quyền của người dân trên thực tế. Việc cải cách tư pháp và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật là nhu cầu cấp thiết bảo đảm quyền con người hiện nay ở Việt Nam.
Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017
Truyền hình bình dân ở Việt Nam: Giữa dân chủ hoá và thị trường hoá
Bài viết này giới thiệu khái niệm “truyền hình bình dân” (ordinary television) – một khái niệm quan trọng liên quan tới sự phát triển của truyền hình thế giới trong bối cảnh hậu Chiến Tranh Lạnh. Mấu chốt của sự ra đời và phát triển của “truyền hình bình dân” nằm ở việc chuyển dịch trọng tâm từ các chương trình tin tức và phim truyền hình sang các chương trình giải trí liên quan tới đời sống hàng ngày, nơi những người “bình thường” - tức là những người không có chuyên môn gì về truyền hình - góp vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra nội dung phát sóng. Sau khi trình bày tổng quan lý thuyết, tác giả bài viết dùng khái niệm “truyền hình bình dân” để nhìn lại quá trình phát triển của truyền hình Việt Nam sau năm 1986. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích mối quan hệ giữa tính dân chủ và tính thị trường hàm ẩn trong quá trình bình dân hoá nội dung truyền hình.
Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017
Vạn Hạnh-Lý Công uẩn nhìn tò cấu trúc quyền lực cặp đôi
“Vạn Hạnh-Lý Công uẩn nhìn từ cấu trúc quyền lực cặp đôi” là một cách tư duy hai nhân vật lịch sử Vạn Hạnh-Lý Công uẩn không từ nhân vật lịch sử mà tư duy từ cấu trúc quyền lực cặp đôi. Mỗi nhân vật này là một thành tố trong cấu trúc quyền lực kép trong thời loạn. Trên cơ sở đó, người viết tiến hành đặt cấu trúc quyền lực này trong hệ thống cấu trúc quyền lực Trung Hoa và Việt Nam. ở Việt Nam, người viết tiến hành đặt cấu trúc quyền lực này và các thành tố trong tiến trình Việt Nam trước nghìn năm Bắc thuộc và sau thời Lý đến nhà Nguyễn Đặc biệt bài viết đi sâu chỉ rõ điểm khác biệt và đặc sắc của hai thành tố đế vương và đế sư Vạn Hạnh-Lý Công uẩn so với các thành tố trước ông và sau ông, đồng thời so sánh với cả đế vương -đế sư Trung Quốc Trên cơ sở đó, người viết chỉ ra đặc trưng và đặc sắc của cấu trúc quyền lực này và điểm đặc sắc của từng thành tố và nền tảng triết học tông giao của cấu trúc.
Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017
Phân tích hệ thống số Gini theo nguồn thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2012
Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa các nguồn thu nhập và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam trong thời gian từ 2001 - 2012. Với bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình các năm 2006 - 2016, sử dụng phương pháp phân tách hệ số Gini ,...
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/13106
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/13106
Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017
Những thách thức của Việt Nam khi thực hiện các cam kết của WTO : Đề tài NCKH. QK 05.07
Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của hội nhập kinh tế quốc tế và sự tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam. Giới thiệu kinh nghiệm tham gia WTO của một số quốc gia như: Australia, Ấn Độ, Trung Quốc. Phân tích những thách thức đối với Việt Nam khi thực hiện các cam kết của WTO như: Thủ tục gia nhập, lọ trình tham gia, quá trình đàm phán, cam kết, từ đó đưa ra một số đánh giá chung về những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO như: thiếu tính bền vững, đầu tư và thương mại giảm sút do mất lòng tin của các đối tác, thương mại Việt Nam bị phân biệt đối xử, cải cách chính sách chậm chạp, sự cạnh tranh gay gắt cả trong nước và quốc tế, hệ thống cơ chế pháp lý trong nước chưa thích hợp với yêu cầu, tính phổ cập kiến thức và tính linh hoạt bị hạn chế. Từ đó đưa ra một số giải pháp như: nâng cao nhận thức đối với doanh nghiệp về những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập, khuyến khích các doanh nghiệp tự đổi mới và phát triển sản xuất kinh doanh, phù hợp với mục tiêu chính sách thương mại của nhà nước, chấp nhận cạnh tranh, coi đó là động lực để phát triển.
Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017
Chân dung người phụ nữ Việt Nam qua các tranh ảnh. áp phích cổ động thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Hình
ảnh người phụ nữ là biểu tượng chủ đạo trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu
nước. Họ không chỉ hiện thân cho những phẩm chất tuyệt diệu của các nữ anh hùng
thời xưa mà còn tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp nhất của người phụ nữ nói
riêng và người dân Việt Nam nói chung. Câu thành ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng
đánh” xuất hiện khi sự tồn vong của quốc gia bị đe dọa và mọi phụ nữ đều tham
gia vào cuộc kháng chiến để “trả thù nhà đền nợ nước”. Truyền thống đó đã được
nhà nước khơi gợi, vận dụng để khích lệ người dân ra sức cống hiến và chiến đấu
cho tổ quốc. Chính vì vậy, bất cứ sự đánh giá nào về chiến tranh chống Mỹ ở
Việt Nam. Mà “bỏ quên” những người phụ nữ đều chỉ nói lên được một nửa câu
chuyện.
Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017
Thanh thiếu niên chơi game bạo lực: Những phân tích về tâm lí - xã hội và một số giải pháp quản lí - giáo dục định hướng
Trên cơ sở nghiên cứu 4.468 thanh thiếu niên Việt Nam chơi game ở độ tuổi từ 11-30 tuổi, trong đó có 63.7% người chơi game bạo lực tại thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh (đề tài do quỹ Nafosted tài trợ, 2010-2012), bài báo đề cập đến thực trạng chơi game bạo lực trong thanh thiếu niên, những ảnh hưởng và áp lực của game bạo lực đến người chơi. Thông qua đó, bài báo đề xuất những giải pháp ngăn ngừa game bạo lực từ phía các nhà quản lí và cha mẹ thanh thiếu niên.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)